Cushman & Wakefield khẳng định, Việt Nam là điểm đến
hấp dẫn của dòng vốn đầu tư toàn cầu
Cụ thể, Việt Nam đã nhận hơn 66 tỷ đô vốn FDI trong giai đoạn 2014 – 2016, với lượng vốn tăng bình quân 2 tỷ đô qua từng năm, riêng năm 2016 nhận 26 tỷ đô. Trong đó, số vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản chiếm trung bình 10%. Báo cáo thị trường vốn mới nhất của Cushman & Wakefield khẳng định, Việt Nam chính là điểm đến đầy tiềm năng của dòng vốn đầu tư trên toàn cầu.
Ông Ben Gray, Giám đốc khối Thị Trường Vốn của Cushman & Wakefield Việt Nam, đánh giá: “Chúng tôi nhận thấy, áp lực bảo toàn lợi nhuận ở các nhà quản lý càng tăng, thị trường càng hoạt động tốt hơn so với các thị trường khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương". Báo cáo này chỉ ra rằng, các chiến lược đầu tư vào tài sản hiện hữu, bao gồm cả các bất động sản đang được xây dựng ở khu vực trung tâm chính là một giải pháp khả thi giúp cho các nhà quản lý tạo ra lợi nhuận mà không phải chịu thêm rủi ro nào ngoài những rủi ro của các chiến lược đầu tư thông thường.
Nhưng các tài sản hiện hữu ở Việt Nam hiện vẫn chưa mang lại lợi nhuận như kỳ vọng của các nhà quản lý, đó là chưa kể đến các rủi ro về tài chính hoặc xây dựng. Hiện nay, chỉ có một vài thị trường đáp ứng được yêu cầu của một quỹ đầu tư tín thác của Singapore về một bất động sản đa công năng hiện hữu có giá trị xấp xỉ 480 tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận 8% như ở Việt Nam vào năm ngoái.
Theo Cushman & Wakefield, Việt Nam đang tận dụng nền tảng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để đảm bảo mục đích sử dụng nguồn vốn vào các khu vực khác. Điều này càng củng cố thông điệp về mức độ tăng trưởng ổn định và bền vững trong dài hạn của thị trường. Việt Nam đang có tiềm lực phát triển lớn với sự kỳ vọng ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư so với các quốc gia khác trong khu vực.
Ông Ben Gray khẳng định thêm, năm 2017 và những năm tiếp theo vẫn là thời điểm thuận lợi cho việc đầu tư vào các tài sản ở Việt Nam.