Nếu nhà bạn là nhà riêng, phòng ngủ của ông bà, bố mẹ nên ưu tiên đặt ở tầng 1, hạn chế phải leo thang, ưu tiên bố trí ở những khu vực thoáng, có ánh sáng tự nhiên để luôn đảm bảo có không khí tươi mới vào tràn vào phòng. Phòng bí không khí sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người già.
Bố trí nội thất cho phòng ngủ của người già cần gọn gàng, ngăn nắp, giường tủ cần kê sát tường để tạo ra lối đi lớn nhất có thể, đặc biệt phải chú ý giao thông trong phòng cần hết sức đơn giản, mạch lạc, không nên giật cấp, đồ nội thất nên có chiều cao vừa phải để tránh việc với lấy đồ.
Nên đặt phòng ngủ cho người già ở tầng 1
Vật liệu dùng cho phòng ngủ của người cao tuổi nên là những vật liệu thân thiện như gỗ, giấy dán tường…, không nên sử dụng các loại vật liệu như kim loại, nhựa, gương, kính. Ưu tiên dùng sàn gỗ vì ít trơn trượt, tạo cảm giác ấm áp, tốt cho sức khỏe hơn so với sàn đá hoa cương.
Ngoài ra, giường ngủ nên dùng gỗ tự nhiên, tốt cho sức khỏe của người cao tuổi hơn. Thiết kế giường ngủ không nên quá cao, gây khó khăn khi lên, leo xuống và thức dậy lúc đêm hôm.
Nên để các đồ vật thân thiện trong phòng ngủ của người già
Chiếu sáng cũng là một yếu tố cần được quan tâm trong thiết kế phòng ngủ cho người già. Thiếu ánh sáng, căn phòng sẽ có cảm giác tối tăm, bí bách, dễ khiến cho người già cảm thấy cô đơn, trầm cảm, gặp nhiều vấn đề bất lợi về sức khỏe.
Phòng ngủ của người già nên ưu tiên lấy ánh sáng tự nhiên
Không những thế, người già thị lực thường bị giảm sút, chiếu sáng không đủ sẽ dẫn đến việc đi lại khó khăn, dễ ngã và càng khiến thị lực suy giảm hơn. Ánh sáng cũng không nên quá nhiều vì sẽ gây chói sáng. Ánh sáng trong phòng nên là ánh sáng vàng nhẹ, tạo ra cảm giác ấm áp.
Phòng ngủ của người già nên dùng những gam trung tính để tạo cảm giác ấm áp và yên tĩnh, ví dụ như màu nâu, be, vàng nhạt,... Những màu sắc tươi sáng, rực rỡ không nên dùng quá nhiều vì không phù hợp với tâm lý của người cao tuổi, cũng dễ làm cho người già bị hoa mắt và gây bệnh về huyết áp.