Xây nhà vượt quá số tầng trong Giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính
(Ảnh minh họa, nguồn: CafeLand)
Trả lời:
Pháp luật hiện hành quy định, khi công trình xây dựng bị cán bộ quản lý xây dựng cấp xã hoặc Thanh tra viên xây dựng lập biên bản ngừng thi công xây dựng, nếu chủ đầu tư vắng cố tình vắng mặt hoặc vắng mặt thì biên bản ngừng thi công xây dựng đã lập vẫn có giá trị thực hiện (Khoản 3, Điều 22, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007).
Như vậy, đối với trường hợp của gia đình bạn, việc Thanh tra xây dựng thực hiện lập biên bản ngừng thi công xây dựng mà không có chữ ký của chủ nhà thì vẫn phù hợp với quy định pháp luật. Đối với thẩm quyền ra quyết định tháo dỡ, pháp luật hiện hành quy định, Chủ tịch UBND cấp xã là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ các công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý (Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007), Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ các công trình xây dựng vi phạm do Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng hoặc UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị UBND cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng (Khoản 1, Điều 18, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007).
Do đó, trường hợp ngôi nhà của bạn Chủ tịch UBND cấp quận là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với phần công trình xây sai phép vì được UBND cấp quận cấp phép xây dựng.
Đối với mức phạt vi phạm, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới thì mức phạt tiền từ 10.000.000-20.000.000 đồng (điểm b, Khoản 5, Điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013).