Tính chung, các chỉ số chỉ có mức biến động khá nhỏ trong tuần, trong đó, VN-Inde tăng 1,37 điểm, còn HNX-Index giảm 0,3 điểm.
Diễn biến của các cổ phiếu tuần qua cũng không quá lớn. Nếu trong tuần trước đó, mức tăng trưởng của các cổ phiếu lên tới hơn 45% thì trong tuần này, biên độ tăng đã thu hẹp khi trên sàn HNX, không có mã nào tăng tới 30%.
Trong đó, SPP của CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn là cổ phiếu dẫn đầu Top 10 tăng mạnh nhất tuần với mức tăng 29%.
Cụ thể, sau 1 tháng đứng nguyên ở mốc giá tham chiếu, SPP đã có tuần giao dịch đầy hứng khởi khi trải qua 4 phiên tăng mạnh, trong đó có 2 phiên tăng trần và chỉ duy nhất 1 phiên đứng giá vào giữa tuần (ngày 22/6). Không chỉ tăng mạnh về giá, thanh khoản của SPP cũng tăng đột biến khi phiên cuối tuần khớp hơn 0,74 triệu đơn vị.
Nguyên nhân giúp SPP tăng vọt tuần qua là do kế hoạch kinh doanh đề ra trong năm 2016 khá khả quan và hàng loạt các thông báo giao dịch mua lượng lớn cổ phiếu của các lãnh đạo chủ chốt SPP.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2016 đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên đầu tuần qua, SPP đặt mục tiêu doanh thu 860 tỷ đồng, tăng trưởng 6%; lợi nhuận 16 tỷ đồng, tăng trưởng 30%. Đại hội cũng thông qua việc phát hành 10 triệu đến 30 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 hoặc cho các nhà đầu tư khác trong giai đoạn 2016-2017.
Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HNX
Mã |
Giá ngày 24/6 |
Giá ngày 17/6 |
Biến động (%) |
SPP |
12.9 |
10 |
29 |
SGC |
47.3 |
37 |
27,84 |
SCI |
7.2 |
5.7 |
26,32 |
KTS |
64 |
51.2 |
25 |
LDP |
65 |
54 |
20,37 |
MHL |
7.1 |
5.9 |
20,34 |
PMC |
65 |
54.1 |
20,15 |
GLT |
43 |
35.9 |
19,78 |
MDC |
10.3 |
8.6 |
19,77 |
TMX |
6.8 |
5.7 |
19,3 |
Trong khi đó, MBG của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng và Thương mại Việt Nam tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp đứng đầu trong bảng xếp hạng cổ phiếu giảm mạnh nhất, với mức giảm gần 40%.
Tuy nhiên, điểm tích cực của MBG là phiên giao dịch cuối tuần, khi hầu hết các mã trên thị trường đều quay đầu giảm điểm trước áp lực bán mạnh bởi tác động của Brexit thì MBG lại thoát giá sàn sau chuỗi ngày dài ngự trị sắc xanh mắt mèo. Thanh khoản trong phiên cũng tăng đột biến đạt 1,42 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản kể từ khi chào sàn (chỉ thấp hơn phiên 12/1 khớp 1,51 triệu đơn vị).
Điều này có thể giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn về đợt phục hồi mới của cổ phiếu mới chào sàn trong hơn nửa năm nay.
Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX
Mã |
Giá ngày 24/6 |
Giá ngày 17/6 |
Biến động (%) |
MBG |
6.1 |
9.9 |
-38,38 |
BSC |
12.4 |
19.8 |
-37,37 |
KDM |
7.2 |
9.6 |
-25 |
TPH |
6.4 |
8.4 |
-23,81 |
DST |
24.8 |
32.3 |
-23,22 |
SCL |
6.3 |
8 |
-21,25 |
HLC |
6.3 |
7.7 |
-18,18 |
KHB |
3.7 |
4.5 |
-17,78 |
HKB |
17.3 |
21 |
-17,62 |
QNC |
5.2 |
6.3 |
-17,46 |
Trên sàn HOSE, cổ phiếu tí hon VNH của CTCP Thủy hải sản Việt Nhật vẫn duy trì sắc tím 5 phiên liên tiếp với tình trạng dư mua trần lớn, tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 cổ phiếu tăng mạnh với mức tăng hơn 35%.
Tính chung từ đầu tháng 6 đến nay, VNH đã tăng 90% từ mức 1.000 đồng/Cp lên 1.900 đồng/CP.
“Bạn đồng hành” với VNH là CIG của CTCP Coma 18 cũng giữ vững chỗ đứng trong bảng xếp hạng với những phiên tăng kịch trần. Sự xuất hiện của nhóm cổ đông lớn, hiện đang là chủ đầu tư một số dự án bất động sản tại Hà Nội đã giúp CIG có chuỗi ngày dài 12 phiên tăng trần liên tiếp.
Tuần qua, CIG có 4 phiên tăng trần liên tiếp và hụt hơi ở phiên cuối tuần bởi áp lực chốt lời mạnh khiến CIG chỉ tăng hơn 19% và lùi về vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng, trong khi tuần trước đứng thứ 3.
Bên cạnh những cổ phiếu rẻ bèo, bảng xếp hạng còn đón nhận những mã có thị giá lớn nhất nhì thị trường là MWG của CTCP Đầu tư Thế giới di động. Trải qua 4 phiên tăng mạnh và 1 phiên đứng giá, giá cổ phiếu MWG đã tăng tới 22.000 đồng/CP, tương ứng tăng 22% và đứng ở vị trí thứ 5 của bảng xếp hạng.
Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE
Mã |
Giá ngày 24/6 |
Giá ngày 17/6 |
Biến động (%) |
VNH |
1.9 |
1.4 |
35,71 |
TDW |
36.4 |
27.5 |
32,36 |
HAS |
12.9 |
10.2 |
26,47 |
VMD |
38 |
31 |
22,58 |
MWG |
122 |
100 |
22 |
STG |
21.1 |
17.4 |
21,26 |
MDG |
13.5 |
11.2 |
20,54 |
TCR |
10.1 |
8.4 |
20,24 |
CIG |
3.7 |
3.1 |
19,35 |
DXV |
4.7 |
4 |
17,5 |
Ở chiều ngược lại, ATA của CTCP NTACO là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Với 4 phiên giảm sàn và 1 phiên tăng trần cuối tuần, ATA đã giảm hơn 18% từ mức 5.400 đồng/Cp xuống 4.400 đồng/CP.
Cùng với đảo chiều bật tăng mạnh vào cuối tuần, cổ phiếu ATA cũng giao dịch sôi động hơn khi có tới hơn 2 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công, tương ứng tổng giá trị 8,87 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến giá cổ phiếu ATA rớt mạnh tuần qua là do quyết định bị đưa vào diện cảnh báo. Cụ thể, HOSE đã có công văn chính thức về việc đưa cổ phiếu ATA vào diện cảnh báo từ ngày 24/6 do Công ty liên tục vi phạm quy định về công bố thông tin.
Bên cạnh đó, cổ phiếu BGM của CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Bắc Giang cũng vừa nhận quyết định bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 28/6, cũng đã liên tiếp nằm sàn và đứng ở vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng với mức giảm 17,39%.
Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE
Mã |
Giá ngày 24/6 |
Giá ngày 17/6 |
Biến động (%) |
ATA |
4.4 |
5.4 |
-18,52 |
BGM |
1.9 |
2.3 |
-17,39 |
TIX |
23.6 |
27.4 |
-13,87 |
GTN |
20 |
23 |
-13,04 |
TSC |
6.2 |
7.1 |
-12,68 |
PDN |
42 |
47.9 |
-12,32 |
LCM |
2.2 |
2.5 |
-12 |
BTT |
32.3 |
36.1 |
-10,53 |
HBC |
20.5 |
22.9 |
-10,48 |
KSA |
4.5 |
5 |
-10 |