Tài chính Chứng khoán

Nỗi sợ nổ bóng của người Trung Quốc

15/08/2016

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ vào năm ngoái khiến hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ. Thực tế, thị trường chứng khoán chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Việc tăng trưởng ngoạn mục hay sụp đổ chóng vánh của thị trường chứng khoán chưa bao giờ là rủi ro với Trung Quốc.

Tuy nhiên, bong bóng trái phiếu và bất động sản Trung Quốc đang ngày một căng ra trong khi các cổ phiếu có phần dịu đi. Liệu các nhà quản lý Trung Quốc có thể xử lý cuộc khủng hoảng mới này tốt hơn những gì đã làm trong quá khứ hay không?

 

nỗi sợ nổ bóng của người Trung Quốc
Trung Quốc cần nhanh hơn nữa trong quá trình cải cách để có thể ngăn chặn quả bong bóng sắp nổ

 

Bất chấp tốc độ phát phình nhanh và tình trạng nợ xấu tại quốc gia này, nhiều người tin rằng những nhà quản lý tại Trung Quốc có thể xử lý những quả bóng này hiệu quả hơn các quốc gia khác. Các đòn bẩy kinh tế trên được các nhà hoạch định chính sách cho phép tăng trưởng một cách không kiểm soát trong nửa đầu năm 2015. Các quan chức an ninh công cộng cùng với lực lượng quản lý tài chính và báo chí sẽ không thể ngăn chặn sự sụp đổ khi thị trường đạt đỉnh và tốc độ tăng margin giảm.

Trách nhiệm bị đẩy về phía chính sách chứ không phải là bản chất của nền kinh tế Trung Quốc. Quốc gia này cần tìm cách hạn chế tín dụng mà không khiến các thị trường bị cuốn xuống. Một khởi đầu tốt của Trung Quốc là thắt chặt các quy định và yêu cầu vốn lớn hơn đối với các sản phẩm quản lý tài sản bởi các sản phẩm dịch vụ quản lý tài sản đang là nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, sẽ khó để chính phủ Trung Quốc tạo lập được một cơ sở vững chãi cho sự phát triển bền vững  khi tăng trưởng tín dụng tiếp tục duy trì ở mức cao hơn GDP.

Thị trường tài sản khác của Trung Quốc sẽ khó có thể phát triển một cách an toàn khi các vấn đề cơ bản không được giải quyết. Người ta có thể nhận ra các nhà đầu tư tại đây đã trở nên thận trọng hơn sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.

Giá thép tăng gần 80% cho thấy thị trường kim loại đang bước vào lối mòn của thị trường chứng khoán. Trong vòng 9 tháng qua, giá bất động sản tại Thâm Quyến cũng đã tăng 64%. Khi các nhà đầu tư vẫn đặt cược vào thị trường trái phiếu đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ tiếp tục giảm.

Trong khi những điều xảy ra với thị trường chứng khoán có thể được bỏ qua, quả bóng nổ tại thị trướng bất động sản và trái phiếu sẽ đưa Trung Quốc vào thời kỳ khủng hoảng bởi thị trường bất động sản được coi là có ảnh hưởng lớn nhất tới nhu cầu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trái phiếu chiếm tới 25% lượng gây vốn của các doanh nghiệp trên thị trường, trong khi chứng khoán chiếm khoảng 7%. Vì thế, nếu quả bóng trái phiếu nổ, hậu quả sẽ lớn hơn rất nhiều. Một loạt các vụ vỡ nợ và hủy bỏ phát hành trái phiếu trong những tháng gần đây đã dấy lên những cảnh báo. Do ảnh hưởng của chính sách, những chỉ số kinh tế trong tháng 6 đã cho thấy sự bùng nổ tăng trưởng doanh số bất động sản và giá nhà ở sẽ chưa dừng lại.

nỗi sợ nổ bóng của người Trung Quốc
Lĩnh vực BĐS đóng góp lớn hơn nhiều so với chứng khoán

Sự thiếu hụt những cơ hội đầu tư sinh lời của nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến tiền tiếp tục đổ vào các bong bóng đầu cơ (đầu tiên là cổ phiếu, tiếp theo là kim loại, trái phiếu và bất động sản). Các vấn đề sẽ không tự nhiên mà biến mất. Các công ty của Trung Quốc vẫn không muốn đi vay và đầu tư dù đã liên tục cắt giảm lãi suất. Chi tiêu vốn của các doanh nghiệp tư nhân đang gần với mức thu hẹp, đẩy trách nhiệm tăng trưởng kinh tế về phía các doanh nghiệp nhà nước.

Tình hình này là hệ quả của một loạt những thách thức chưa được giải quyết và chúng vẫn không dễ giải quyết chút nào. Các công ty không có đủ không gian để phát triển do dư thừa năng suất trong các lĩnh vực đã khiến các công ty không có đủ không gian để phát triển. Tiến độ chậm chạp trong việc mở cửa thị trường đối với khu vực đầu tư tư nhân cũng khiến các nguồn đầu tư không có chỗ để vào.

Chính phủ Trung Quốc cần phải cân bằng các chi phí ngắn hạn với lợi ích dài hạn của cuộc cải cách doanh nghiệp. Việc cắt giảm mạnh năng suất và tích cực mở cửa thị trường sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhà nước bởi họ đang là đầu tàu tăng trưởng duy nhất tại đây. Các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ làm quả bóng đầu cơ phình to thêm nếu không cắt giảm như vậy.

Bài học sụp đổ thị trường năm 2015 vẫn còn đó với Trung Quốc. Nếu can thiệp sớm hơn, hậu quả sẽ ít hơn. Khi các chi phí cho việc xử lý khủng hoảng ngày càng tăng, các nhà quản lý cần thực hiện điều này cấp bách hơn.

(Theo Người đồng hành)