Có thể đòi lại nhà đã cho được không? Ảnh minh họa
Trường hợp quyền sử dụng đất mang tên ông bà bạn và là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông bà thì quyền quyết định tặng cho đất cho cháu nội thuộc quyền quyết định của ông bà mà không phụ thuộc vào sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình.
Điều 467 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
Tặng cho bất động sản (BĐS) phải được lập thành văn bản có chứng thực, công chứng hoặc phải đăng ký, theo quy định của pháp luật thì BĐS phải đăng ký quyền sở hữu.
Hợp đồng tặng cho BĐS có hiệu lực tính từ thời điểm đăng ký; trường hợp BĐS không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực tính từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Căn cứ theo quy định trên thì hợp đồng tặng cho BĐS chỉ có hiệu lực khi đáp ứng quy định về nội dung và hình thức theo quy định Luật đất đai và Bộ luật Dân sự cụ thể về hình thức được công chứng chứng thực. Do đó, giấy chuyển quyền sử dụng đất của ông bà bạn viết để tặng cho quyền sử dụng đất cho cháu nội không có hiệu lực pháp luật. Chính vì vậy, khi ông bà bạn mất thì mảnh đất trên sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là con của ông bà bạn theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm có: chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Cũng theo quy định tại khoản 2 điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người thừa kế trên sẽ được hưởng những phần bằng nhau đối với di sản thừa kế.
Như vậy có thể khẳng định, vợ chồng người cháu không có quyền hưởng thừa kế mảnh đất trên. Thế nên cô, chú, bác của bạn có thể làm thủ tục khai nhận thừa kế đối với mảnh đất trên tại tổ chức công chứng nơi có BĐS.