ố liệu khảo sát của Knight Frank cho biết, gần 75% số quốc gia tham gia khảo sát của Knight Frank đang chứng kiến sự bình ổn về giá nhà đất. So với năm 2014, giá nhà trong quý đầu năm 2015 chỉ tăng 0,3%. Tại cùng thời điểm cách đây 3 năm, con số này là 47,2%.
Tuy nhiên, tại một số khu vực trên thế giới, giá nhà không những không tăng mà còn sụt giảm đáng kể. Do ảnh hưởng của những bất ổn về chính tri, giá nhà tại Nga đã giảm 2,3% so với năm trước. Các tỉ phú Nga rời bỏ thị trường trong nước để tìm kiếm cơ hội đầu tư BĐS tại nước ngoài.
75% số quốc gia tham gia khảo sát của Knight Frank đang chứng kiến sự bình ổn về giá nhà đất.
Giá nhà tại một số nền kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Pháp và đặc biệt là Trung Quốc cũng đang trải qua thời kì chững lại. Năm 2014, mức tăng trưởng bình quân năm của giá nhà tại Trung Quốc đã chạm mức thấp kỉ lục là 6,4%. Tại Ukraina, con số này là 15,5%.
Tuy nhiên, tại các điểm nóng BĐS như Anh và Hong Kong, giá nhà vẫn ngày một đắt đỏ. Tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng tại Hong Kong được cho là nguyên nhân đẩy giá nhà tại đặc khu hành chính này tăng tới 19% trong 3 tháng đầu năm nay. Các căn hộ ở Hong Kong ngày càng thu nhỏ về diện tích nhưng giá bán và giá thuê vẫn không ngừng “leo thang”.
Ngoài các thị trường thu hút đầu tư nước ngoài truyền thống như Anh và các thị trường mới nổi như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, phần lớn các quốc gia châu Âu đều đang ghi nhận sự tăng trưởng chậm về giá nhà. Đảo Síp, Hy Lạp, Pháp và Italia góp mặt trong nhóm 10 thị trường BĐS tăng trưởng chậm nhất.
Tại Mỹ, giá nhà tăng 4,1% trong quý I năm 2015. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đây là kết quả do ảnh hưởng của lạm phát, không phải sự tăng trưởng bền vững.